Dịch vụ tín chỉ carbon

Dịch vụ tín chỉ carbon - Những điều cần biết về tín chỉ Carbon

 Đáp ứng yêu cầu pháp luật, đảm bảo theo các quy định hiện hành

 Miễn, giảm kiểm tra hành chính và án phạt 

 Nâng cao uy tín thương hiệu 

 Đảm bảo chứng minh cam kết vào các vấn đề môi trường

 Tạo động lực kinh doanh 

 Tăng doanh thu ổn định

Tổng quan

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon (carbon credit) là một đơn vị đo lường được sử dụng để đo lượng khí thải carbon mà một tổ chức hoặc cá nhân đã giảm bớt, tránh được hoặc loại bỏ khỏi môi trường. Cụ thể, mỗi tín chỉ carbon thường tương đương với một tấn CO2 (carbon dioxide) hoặc một lượng khí thải carbon khác tương đương. 

Tín chỉ carbon được sử dụng trong các chương trình giảm khí thải carbon và thường được mua bán trên thị trường carbon để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Người bán và người mua tín chỉ carbon

Tổ chức hoặc doanh nghiệp khi hoạt động đều thải ra không khí một lượng C02 nhất định và các khí tương đương khác. Nếu vượt quá mức quy định, họ cần mua thêm chứng chỉ carbon hoặc ngược lại, nếu thừa so với mức quy định, họ có thể bán phần tín chỉ chưa sử dụng đó cho người cần. 

Mục tiêu để đảm bảo giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và tăng cường phát triển kinh tế bền vững, chống biến đổi khí hậu theo các thỏa thuận chung của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.


Tại sao cần tín chỉ carbon?

Tín chỉ carbon được giao dịch mua bán như một loại hàng hóa nhằm mang lại doanh thu cho đơn vị bán và đáp ứng yêu cầu pháp luật, quy định hiện hành cho bên mua.

1. Với bên bán

Tạo nguồn thu nhập, doanh thu ổn định: Bán tín chỉ carbon có thể tạo ra một nguồn thu nhập phụ cho các tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động giảm khí thải carbon. Điều này có thể hỗ trợ việc triển khai các dự án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Khuyến khích đầu tư vào các dự án giảm khí thải: Bán tín chỉ carbon có thể tạo ra một cơ chế tài chính để khuyến khích đầu tư vào các dự án giảm khí thải carbon. Việc có thêm nguồn tiền này có thể giúp thúc đẩy việc triển khai các dự án tái tạo năng lượng, bảo vệ rừng, và các hoạt động khác có lợi cho môi trường.

Tạo điểm kinh doanh bền vững: Việc tham gia vào thị trường tín chỉ carbon có thể tạo ra một hình ảnh tích cực về sự cam kết của tổ chức đối với môi trường và phát triển bền vững. Điều này có thể làm tăng giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.

2. Với bên mua

Tuân thủ quy định pháp lý: Một số quốc gia có các quy định pháp lý yêu cầu các tổ chức phải giảm lượng khí thải carbon của họ. Mua tín chỉ carbon có thể giúp các tổ chức đáp ứng các yêu cầu này và tránh được các hình phạt pháp lý.

Ví dụ: Từ tháng 10.2023, với các mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, hóa chất hữu cơ, nhựa…các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Từ năm 2026 nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” – tín chỉ carbon. Nếu không, EU sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Xây dựng hình ảnh và uy tín: Việc tham gia vào các hoạt động giảm khí thải carbon và mua tín chỉ carbon có thể giúp xây dựng hình ảnh và uy tín của tổ chức hoặc cá nhân như một người đóng góp tích cực cho môi trường và xã hội. Điều này làm tăng giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.

Tăng sự nhận thức và cam kết: Mua tín chỉ carbon là một cách để tổ chức và cá nhân thể hiện cam kết của mình đối với việc giảm khí thải carbon và bảo vệ môi trường. Điều này có thể tăng sự nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động tích cực từ phía cộng đồng.


Sàn giao dịch tín chỉ carbon

Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon có quy định về lộ trình triển khai thị trường carbon tại Việt Nam.

  • Năm 2025: Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.
  • Năm 2027: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế.
  • Năm 2028: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Các dịch vụ của ISOCERT

STT

Nội dung / Khóa học

Thời lượng

(Ngày)

Đầu ra

1 Đào tạo nhận thức chung và phương pháp định lượng, tính toán phát thải/loại bỏ khí nhà kính về tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 2

1. Chứng chỉ nhận thức chung ISO 14064-1

2. Nắm được cách thức tính toán lượng phát thải Khí Nhà Kính của doanh nghiệp

2 Đào tạo phương pháp kiểm kê, báo cáo khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 5

1. Chứng chỉ nhận thức chung ISO 14064-1

2. Nắm được cách thức tính toán lượng phát thải Khí Nhà Kính của doanh nghiệp

3. Xác định các nguồn phát thải và định lượng phát thải của doanh nghiệp

3 Đào tạo và hướng dẫn xác định nguồn phát thải và kiểm kê, báo cáo Khí Nhà Kính 8

1. Chứng chỉ nhận thức chung ISO 14064-1

2. Nắm được cách thức tính toán lượng phát thải Khí Nhà Kính của doanh nghiệp

3. Xác định các nguồn phát thải và định lượng phát thải của doanh nghiệp

4. Báo cáo, kiểm kê Khí Nhà Kính theo năm.

4 Đào tạo và hướng dẫn định lượng, giám sát và báo cáo giảm phát thải/ loại bỏ Khí Nhà Kính ISO 14064-2:2019 5

1. Chứng chỉ nhận thức chung ISO 14064-1

2. Nắm được cách thức tính toán lượng Giảm phát thải Khí Nhà Kính của dự án

3. Xác định các nguồn phát thải và định lượng Giảm phát thải của dự án

5 Hướng dẫn doanh nghiệp lập báo cáo ESG 5-8

1. Nắm được cách thức xây dựng báo cáo phát triển bền vững

2. Báo cáo phát triển bền vững năm

 

Đối tượng áp dụng

Đối tượng tham gia thị trường carbon

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ:

  • Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  • Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp: Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Bộ Tài nguyên & Môi trường; Bộ Xây dựng.
  • Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định và pháp luật và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
  • Tổ chức và các nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên thị trường carbon.

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo